Sùi mào gà ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

August 1, 2022
Sùi mào gà

Sùi mào gà ở hậu môn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất thường gặp hiện nay. Bạn cần hiểu rõ về bệnh cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về bệnh sùi mào gà ở hậu môn. 

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn là gì? 

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ biến do virus gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là những nốt sùi gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhất là ở hậu môn. 

Nốt sùi thường xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể là vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, chỉ có khoảng 1 - 2% trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy mà rất nhiều người bệnh vô tình lây truyền virus cho người khác. 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở hậu môn là virus HPV. Loại virus lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, trong đó: 

  • HPV 16 và HPV 18 là hai chủng phổ biến gây ra sùi mào gà và còn có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật. 
  • Chủng HPV 6 và HPV 11 cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà nhưng lại không tiến triển thành ung thư. 

Đối tượng có nguy cơ mắc sùi mào gà ở hậu môn

Người có nguy cơ mắc sùi mào gà ở hậu môn là người có quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người khác nhau hoặc quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ. Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. tuy nhiên theo khảo sát, những người đồng tính khi quan hệ tình dục cũng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà ở hậu môn cao hơn. 

Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà ở hậu môn

Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia bệnh làm 5 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng dưới đây:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là kéo dài đến vài năm. 
  • Giai đoạn khởi phát: Đây là sùi mào gà giai đoạn đầu, với các nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác. 
  • Giai đoạn phát triển: Các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí và gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt. 
  • Giai đoạn biến chứng: Được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Các triệu chứng nặng hơn, biểu hiện bội nhiễm, tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. 
  • Giai đoạn tái phát: Dù sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình. Tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn. 

Triệu chứng của sùi mào gà ở hậu môn

Hậu môn - vùng kín là những khu vực ẩm ướt, môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của virus HPV. Ban đầu sẽ xuất hiện các mụn thịt nhỏ mềm, rồi hình thành những nốt sùi dạng gai nhú hoặc đĩa bẹt màu hồng nhạt, bề mặt thô ráp, đường kính khoảng 1mm. Nốt sùi sau đó có thể phát triển mạnh mẽ, mọc thành từng dải dài và kích thước to hơn như những mào gà hoặc hoa súp lơ. 

Sùi mào gà ở hậu môn sẽ gây khó khăn, đau đớn trong việc quan hệ tình dục. Chỉ cần một sự cọ xát nhẹ sẽ khiến nốt sùi có nguy cơ vỡ ra, chảy dịch có lẫn máu, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bạn tình. Đồng thời nếu nốt sùi vỡ ra cũng làm lây lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể. 

Chẩn đoán sùi mào gà ở hậu môn

Sùi mào gà là một chẩn đoán lâm sàng sau khi được quan sát và khám cẩn thận bởi bác sĩ. Đối với nốt sùi mào gà trong hậu môn, bác sĩ sẽ khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để có đánh giá chính xác hơn. Tuy nhiên nếu cần, người bệnh có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp hỗ trợ chẩn đoán: 

  • Xét nghiệm máu: Nhằm tìm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể đồng nhiễm với sùi mào gà như bệnh lậu, giang mai, chlamydia,... để kết quả điều trị tốt hơn ở một số đối tượng nguy cơ. 
  • Xét nghiệm Pap: Với phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung, phết tế bào cổ tử cung làm xét nghiệm HPV khi thăm khám vùng chậu. Khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần, việc làm này nhằm mục đích tầm soát những bất thường tế bào học và mô học ở tử cung để đánh giá tình trạng bệnh và ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung. 
  • Sinh thiết: Việc này nhằm xác định type virus HPV và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh. 

Xem thêm: Sùi mào gà mọc ở đâu? Những vị trí dễ nhận biết nhất. 

Điều trị sùi mào gà ở hậu môn 

Nếu sùi mào gà ở hậu môn không được loại bỏ, chúng có thể phát triển lớn hơn và nhân lên. Nếu không điều trị, mụn cóc có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư hậu môn ở khu vực bị ảnh hưởng. Sùi mào gà bên trong hậu môn có thể không đáp ứng với thuốc bôi nên cần phẫu thuật. Một vài phương pháp điều trị sùi mào gà ở hậu môn như sau: 

Thuốc bôi ngoài da:

Thuốc bôi ngoài da thường phù hợp với những mụn sùi mào gà rất nhỏ và chỉ giới hạn bôi ở khu vực bên ngoài hậu môn. Trong các trường hợp này, phải sử dụng thuốc trị sùi mào gà ở hậu môn theo đơn của bác sĩ. Thuốc tẩy sùi mào gà không kê đơn không dùng cho vùng hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Một số loại thuốc để điều trị sùi mào gà có thể dùng tại bệnh viện. Một số khác có thể tự áp dụng tại nhà. Các liệu trình điều trị có thể kéo dài trong vài tuần hoặc hơn. Một số loại kem bôi bao gồm: 

  • Imiquimod
  • Podofilox
  • Podophyllin
  • Acid trichloroacetic.
  • Acid bichloroacetic.

Lưu ý: Các loại thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. bệnh nhân không tự ý mua thuốc bôi. 

Các lựa chọn điều trị khác

Các lựa chọn điều trị khác có thể được áp dụng tùy vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của sùi mào gà ở hậu môn. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: 

  • Phương pháp áp lạnh: Quy trình này sẽ sử dụng nitơ hóa lỏng để làm đông các cục sùi mào gà. Sau khi bị đông, sùi mào gà có thể có thể rơi ra. 
  • Đốt điện: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện để đốt mụn cóc.
  • Phương pháp điều trị bằng laser: Liệu pháp laser sử dụng năng lượng truyền từ một ánh sáng cường độ cao. Kỹ thuật này thường chỉ được sử dụng đối với những trường hợp nặng và khó điều trị bằng các phương pháp khác. 

Lựa chọn phẫu thuật

Lựa chọn phẫu thuật có thể hiểu quả đối với sùi mào gà kích thước lớn mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật cũng có thể loại bỏ mụn cóc nằm sâu trong ống hậu môn. 

Bệnh nhân có thể sẽ được gây tê tại chỗ để phẫu thuật. Có thể phải cần gây tê toàn thân nếu số lượng và vị trí của mụn cóc rộng. Điều trị phẫu thuật thường đơn giản. Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà ở hậu môn mà bạn nên biết. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của chúng tôi qua số điện thoại 0243.9656.999 hoặc tới trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Đỗ Quang Thế

Bác sĩ Đỗ Quang Thế – Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp – phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. “Sức khỏe của người bệnh là động lực chính giúp tôi không ngừng phấn đấu, trau dồi chuyên môn, tay nghề, luôn đề cao chữ Tâm trong sự nghiệp nghề Y”.

Related Posts

ĐỂ LẠI THÔNG TIN

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form