Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là một căn bệnh khiến cho cả phụ nữ và đàn ông đều rất lo lắng. Hầu như những người mắc sùi mào gà đều tập trung ở giới trẻ hoặc người dưới 35 tuổi, đang trong độ tuổi sinh sản. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Người từng mắc sùi mào gà có thể mang thai được không? Hãy cùng Chuyện Đàn Ông tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà.
Sùi mào gà còn được gọi với tên gọi khác là mụn cóc sinh dục - một căn bệnh xã hội khiến mọi người đều lo lắng và sợ hãi. Nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà đó là virus HPV, đây là một loại virus lây lan nhanh chóng qua đường tình dục.

Theo thống kê, có tới hơn 90% các trường hợp mắc sùi mào gà là do quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh cũng có thể khiến chúng ta lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
Các dấu hiệu ban đầu khi bị sùi mào gà đó là cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm và ẩm ướt nhưng không bị đau hoặc ngứa. Tuy nhiên khi bị cọ xát thì chúng rất dễ bị vỡ ra và chảy máu. Các nốt mụn sùi mào gà có thể mọc ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Vị trí thường bắt gặp nhất đó là vùng cơ quan sinh dục: Cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn,... Ở một số trường hợp thì sùi mào gà có thể mọc ở mắt hoặc miệng và cổ họng do quan hệ bằng miệng.
Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn sùi mào gà mọc lên ít và thưa, mụn có kích thước nhỏ chỉ từ 1-2mm. Cho đến khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn sau thì mụn sùi mào gà sẽ mọc lên dày đặc hơn, kích thước to và có xu hướng liên kết với nhau, tiết ra nhiều mồ hôi.
Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ và cách điều trị hiệu quả
Bị sùi mào có mang thai được không?
Người mắc bệnh sùi mào gà sẽ thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vậy liệu phụ nữ bị sùi mào gà có mang thai được không?

Theo các bác sĩ cho biết, sùi mào gà có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ khi mắc sùi mào gà có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, vô sinh cao nếu bệnh thuộc tuýp 16 và 18. Còn đối với các trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng thụ thai nhưng nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người mẹ và cả thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi bị sùi mào gà trong lúc mang thai thì rất dễ bị sảy thai hoặc có nguy cơ sinh non, trẻ em sinh ra sẽ bị lây nhiễm sùi mào gà từ mẹ.
Những ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đối với thai phụ
- Phụ nữ đang mang thai bị sùi mào gà rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín: Khi bị sùi mào gà, các vết thương do sùi mào gà gây nên sẽ làm tổn thương vùng kín, môi trường âm đạo bị nhiễm khuẩn, khí hư huyết ứ ra nhiều và có mùi hôi. Chính vì vậy, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi, gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Nếu như phụ nữ đang mang thai gặp phải tình trạng này mà không được điều trị kịp thời thì rất dễ bị sảy thai, bị sinh non, viêm tử cung và ung thư cổ tử cung,...
- Làm cho sinh khó: Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố phụ nữ thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố progesterone tăng cao sẽ kích thích các nốt mụn sùi mào gà phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ làm cho việc đi tiểu của phụ nữ gặp nhiều khó khăn, gây cảm giác đau đớn. Trong quá trình sinh con, các mụn sùi mào gà mọc bên trong âm đạo sẽ co giãn liên tục làm giảm khả năng co giãn, cản trở quá trình sinh đẻ của thai phụ. Vì vậy, hầu hết những bệnh nhân bị sùi mào gà đều được các bác sĩ chỉ định mổ để lấy con ra khỏi bụng mẹ.

- Khó cầm máu, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ: Các nốt mụn sùi mào gà mọc ở âm đạo rất dễ bị chảy máu, khi sinh con thì các vết mụn này sẽ vỡ ra, ngoài ra khi bị chảy máu trong quá trình sinh con rất khó cầm máu. Chính vì vậy nó khiến cho máu chảy nhiều, khó cầm và đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Những ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến sức khỏe thai nhi
- Trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ người mẹ: Hầu hết các trường hợp thai nhi bị lây bệnh từ mẹ là do tiếp xúc với virus gây bệnh trong quá trình mang thai. Khi sinh con, trẻ phải đi qua đường âm đọa của người mẹ - đây là nơi cư trú chủ yếu của virus HPV. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ không cẩn thận, để trẻ tiếp xúc với các vết mụn hoặc các đồ vệ sinh các nhân của mẹ khiến bé bị lây nhiễm bệnh.

- Làm cho sức khỏe thai nhi bị yếu: Đối với trẻ bị mắc sùi mào gà bẩm sinh thì sức đề kháng sẽ rất yếu làm cho trẻ dễ bị mắc các bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến trẻ bị tử vong.
Có thể thấy rằng, phụ nữ bị mắc sùi mào gà vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên thì người phụ nữ và cả thai nhi phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy, trước khi mang thai thì các cặp vợ chồng nên đi thăm khám và điều trị bệnh. Trong quá trình mang thai cũng nên tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm sùi mào gà để giữ an toàn cho bản thân và thai nhi.
Đối với những người phụ nữ đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà thì nên thường xuyên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để hạn chế những rủi ro đáng tiếc như sảy thai hoặc sinh non,...
Điều trị sùi mào gà cho phụ nữ đang mang thai
Hiện nay, tại các cơ sở y tế có thực hiện một số phương pháp chữa sùi mào gà. Khi phụ nữ đang mang thai đến thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường thì bác sĩ sẽ cân nhắc không điều trị sùi mào gà cho phụ nữ đang mai thai cho đến khi thai nhi chào đời.
Một số trường hợp người mẹ bị mắc sùi mào gà nặng có thể gây ra một số nguy hiểm trong quá trình sinh, bác sĩ có thể lựa chọn áp dụng một số phương pháp để điều trị sùi mào sau:
- Sử dụng kem bôi ngoài da: Kem bôi ngoài da là loại thuốc quan trọng để giúp làm giảm kích thước và sự lây lan của các nốt mụn sùi mào gà. Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh sùi mào gà, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì một số loại kem chứa steroid có thể gây biến chứng trong thai kỳ.

- Đóng băng các nốt mụn sùi mào gà bằng nito lỏng: Cách này thường được áp dụng khi bệnh nhân bị nổi nhiều mụn cóc, mụn mọc to và liên kết thành mảng. Tuy đóng băng mụn cóc bằng nito lỏng mang lại hiệu quả khá cao nhưng lại khiến cho người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn.

- Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc: Phương pháp này sẽ khiến cho người mẹ bị căng thằng khi thực hiện, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Chính vì vậy, đối với cơ thể người bệnh đã có thai ngoài 3 tháng tuổi bác sĩ sẽ không lựa chọn thực hiện phương pháp này.
- Điều trị mụn sùi mào gà bằng laser: Phương pháp này có thể loại bỏ triệt để các nốt mụn sùi mào gà mọc trên bề mặt da, ngăn chặn sự lây lan của mụn sang các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân khi điều trị bằng phương pháp đốt laser sẽ cần thực hiện khoảng từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 - 3 tuần và mỗi lần điều trị mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Lưu ý:Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị bệnh sùi mào gà dứt điểm, các phương pháp kể trên chỉ giúp loại bỏ các vết mụn sùi mào gà và ngăn ngừa khả năng lây lan của các vết mụn. Virus HPV vẫn luôn tồn tại trong cơ thể nên khả năng bị tái phát bệnh rất cao. Chính vì vậy, khi điều trị người bệnh cần phải điều trị đến cuối lộ trình, tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, chính vì vật việc quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách phòng tránh bệnh sùi mào gà tốt nhất. Hãy sử dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ tình dục.
Tiêm vacxin phòng tránh HPV. Trẻ em từ 11 - 12 tuổi cho đến 26 tuổi ở cả nam và nữ nên tiêm phòng HPV để tránh bị sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Nên tiêm phòng trước khi quan hệ để hạn chế rủi ro ít nhất có thể.
Trên đây là một số thông tin về bệnh sùi mào ở phụ nữ mang thai. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ tới tổng đài 02439656999 để được các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tư vấn miễn phí.