Đau nhức, sưng đỏ vùng kín, cơ thể mệt mỏi và sốt cao là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em. Bệnh có xu hướng khởi phát sau khi nhiễm virus quai bị hoặc do thói quen vệ sinh ké,, hẹp bao quy đầu bẩm sinh,...
Viêm tinh hoàn ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
Viêm tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới sau độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ do những nguyên nhân khác nhau. Viêm tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng tinh hoàn bị tổn thương và sưng viêm.

Bệnh thường có một số triệu chứng như:
- Vùng da bìu phù nề, sưng đỏ và nóng
- Sờ vào tinh hoàn thấy sưng cứng và đau
- Trẻ thường xuyên đi tiểu, nước tiểu có lẫn máu hoặc dịch mủ
- Trẻ sốt nhẹ và mệt mỏi
- Lười ăn và thiếu năng động
Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em có thể khởi phát do những nguyên nhân sau đây:
- Hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu bẩm sinh có thể khiến nước tiểu và chất thải ứ đọng ở cơ quan sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tinh hoàn, niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,...
- Cơ quan sinh dục bị tổn thương: Trong quá trình vui chơi, trẻ có thể bị va chạm, ngã và gây tổn thương vùng bìu. Tổn thương này có thể phát triển thành hiện tượng viêm và sưng tinh hoàn.
- Vệ sinh vùng kín kém: Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức trong việc vệ sinh cơ thể và vùng kín. Do đó vùng kín có thể ứ đọng bụi bẩn và chất thải, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Biến chứng của bệnh quai bị: sau khi mắc bệnh quai bị, virus có thể di chuyển xuống tinh hoàn và gây tổn thương cơ quan này. Đây là nguyên nhân gây viêm tinh hoàn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý khác như: Viêm bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở tinh hoàn.
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khác với người trưởng thành, trẻ nhỏ có thể thể trạng yếu và sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vì vậy khi bệnh viêm tinh hoàn xảy ra, trẻ có nguy cơ đối diện với những biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ rệt. Một số trẻ ít chú ý có thể không kịp thời thông báo với cha mẹ hoặc ngại nói. Do đó phần lớn các trường hợp viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ đều có xu hướng phát hiện muộn.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài, tinh hoàn của trẻ có thể bị áp xe, xơ hóa, teo và hoại tử. Trong một số ít trường hợp, trẻ bị viêm tinh hoàn kéo dài có thể phải phẫu thuật cắt bỏ do hoại tử lan rộng.
Các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em chủ yếu được điều trị nội khoa và chăm sóc tại nhà. Mục đích của việc điều trị là cải thiện triệu chứng, ức chế nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Điều trị y tế

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số những biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Nếu viêm tinh hoàn do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau để khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra.
- Kỹ thuật CRS: Kỹ thuật này đưa thuốc vào vị trí vi khuẩn cư ngụ bằng tần sóng. Kỹ thuật CRS phù hợp với trẻ nhỏ tuổi và trẻ không thể sử dụng kháng sinh toàn thân.
- Phương pháp nâng đỡ: Phương pháp này cố định tinh hoàn, sau đó kết hợp với liệu pháp chườm lạnh, Dùng kháng sinh để giảm triệu chứng và ức chế nhiễm trùng.
Thực tế thì việc dùng kháng sinh cho trẻ phải được thực hiện cẩn thận, do trẻ nhỏ dễ gặp phải tình trạng kích ứng và tác dụng phụ của những loại thuốc này.
Xem thêm: Viêm tinh hoàn uống thuốc gì nhanh khỏi mà không tái phát
Vì vậy phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc theo liều lượng và tần suất được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không dừng thuốc sớm hơn thời gian quy định, ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm hoàn toàn.
Chăm sóc tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng và phục hồi thể trạng cho trẻ.
Các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị viêm tinh hoàn bao gồm:
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong suốt thời gian điều trị. Hạn chế để trẻ vận động mạnh và vui chơi quá sức.
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước để tránh mệt mỏi và mất nước do nhiễm trùng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nhằm phục hồi thể trạng và nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ đều đặn để tránh bội nhiễm.
Đọc ngay: 9+ cách điều trị viêm tinh hoàn tại nhà an toàn hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ
Như đã đề cập, viêm tinh hoàn ở trẻ thường có mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn người trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ. Việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng wor tinh hoàn.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị. Đồng thời nên nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người như bệnh viện, siêu thị, bến xe,...
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ mỗi ngày với nước sạch. Cần giải thích cho trẻ hiểu tâm quan trọng của thói quen vệ sinh để nâng cao ý thức.
- Thường xuyên thay quần áo cho trẻ - nhất là khi thời tiết nóng bức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để ăng cường miễn dịch và sức chống chịu của cơ thể. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.
- Đưa trẻ đến bệnh viện 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em có mức độ nghiêm trọng hơn người trưởng thành. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Cần hạn chế tình trạng chữa trị cho trẻ bằng các phương pháp dân gian chưa được chứng thực về độ hạn toàn và tính hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn - Những biến chứng của viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là gì? Điều trị viêm tinh hoàn bao lâu thì khỏi?
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về bệnh viêm tinh hoàn xin hãy liên hệ tới hotline 02439656999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.