Bệnh lậu là một căn bệnh xã hội rất phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục. Mặc dù nó để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nhưng vẫn cỏn nhiều người chữa biết bệnh lậu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu như thế nào? Vậy bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc về bệnh lậu.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu đó là song cầu khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus.

Bệnh lậu thường chia ra làm 2 loại: Bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính.
Mặc dù nó không đe dọa đến tính mạng của người bệnh những lại gây ra những tổn thương đến cơ quan sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh/ hiếm muộn ở cả nam và nữ. Đặc biệt, phụ nữ khi bị lậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nam giới, khi sinh con còn có thể lây qua cho con và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Dấu hiệu của bệnh lậu
Những biểu hiện ban đầu của bệnh lậu thường xuất hiện từ rất sớm, khoảng từ 10 - 20 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lậu. Dấu hiệu lậu ở nam giới có những khác biệt so với biểu hiện ở nữ giới.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới

Đối với nam giới, biểu hiện bệnh thể hiện rõ rệt ra ngoài lên đến 90%, 10% còn lại tuy không có dấu hiệu mắc bệnh nhưng vẫn có thể truyền nhiễm vi khuẩn lậu sang bạn tình. Một só triệu chứng lậu phổ biến ở nam giới như:
- Chảy mủ ở dương vật, mủ có dạng màu vàng hoặc xanh. Nhiễm trùng ngày càng nặng thì chảy mủ càng nhiều. Theo trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ, hiện tượng xuất hiện mủ thường chảy trong vòng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm trùng.
- Hiện tượng tiểu tiện bất thường: Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
- Viêm mào tinh hoàn: Đối với những nam giới mà không xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu ban đầu thì khi vi khuẩn lậu lan tới các vùng da xung quanh như vùng da bìu, tinh hoàn thì sẽ gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn, bị đau háng.
- Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do niệu đạo bị viêm.
- Sưng đau tinh hoàn: Trường hợp này thường hiếm gặp nhất.
- Xuất tinh ra máu.
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, có đến 80% trường hợp nữ giới mắc bệnh mà không có biểu hiện. Một số các triệu chứng ban đầu có thể khiến nữ giới nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.
- Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, khí hư có màu vàng trắng haowjc vàng nhạt, đục và có mùi hôi tanh khó chịu.
- Lỗ niệu đạo có màu đỏ
- Đi tiểu nhiều, khi tiểu có cảm giác đau buốt và nóng rát.
- Chảy máu âm đạo dù không phải trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là bị đau khi quan hệ tình dục nếu như vi khuẩn lậu đã gây biến chứng viêm vùng chậu
- Bị nhiễm trùng nặng có thể bị sốt
- Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.
Các dấu hiệu bệnh lậu thường xuất hiện ở cả nam và nữ

Một só triệu chứng bệnh lậu xuất hiện ở cả nam và nữ giới như:
- Xuất hiện biểu hiện viêm họng, đau họng, amidan bị sưng đỏ và có mủ,...
- Ở hậu môn và trực tràng có tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu, tiêu chảy và đau khi đi đại tiện,...
- Cảm giác mệt mỏi và chán ăn, sức khỏe giảm sút.
Những nguyên nhân gây bệnh lậu
Vi khuẩn lậu gram âm Neisseria Gonorrhoeae là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu. Để có các biện pháp phòng tránh bệnh lậu, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gián tiếp sau đây:
Vi khuẩn lậu lây truyền từ cơ thể người bệnh sang người bình thường thông qua con đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, thông qua lây truyền gián tiếp.
Lây truyền qua đường tình dục

Theo số liệu thống kê của CDC, khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ bằng đường miệng, quan hệ bằng đường sinh dục thông thường, quan hệ qua đường hậu môn đều là con đường lây nhiễm bệnh lậu. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính,...
nếu quan hệ tình dục trực tiếp với người bệnh thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới rất nhiều. Tỉ lệ mắc bệnh lậu ở nam giới khi quan hệ tình dục với người bệnh chỉ khoảng 20 - 25%, còn ở nữ giới khoảng 65 - 80%, quan hệ đồng tính có tỉ lệ mắc lậu mủ còn cao hơn quan hệ khác giới.
Con đường lây truyền từ mẹ sang con

Người mẹ bị mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo đường sinh ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ, nên rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
Lây truyền qua đường truyền máu

Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người bệnh. trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung các loại kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh rất là cao. Trường hợp này chủ yếu xảy ra đối với đối tượng thường xuyên tiêm chính ma túy, với việc cho và nhận máu trong bệnh viện thì trường hợp này gần như không thể xảy ra do đã có xét nghiệm kiểm tra với đối tượng hiến máu. nếu bạn đang là người khỏe mạnh có vết thương hở tiếp xúc với dịch nhầy hoặc máu chứa vi khuẩn lậu thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao.
Lây truyền gián tiếp

Vi khuẩn lậu sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung các vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo với người nhiễm bệnh và tắm chung bồn tắm với người bị lậu. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một loại vi khuẩn rất yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp.
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu
Hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu và mủ,.. là biểu hiện bệnh lậu điển hình. Nếu chúng xuất hiện sau khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người lạ thì nên đi khám bác sĩ và đăng ký xét nghiệm bệnh lậu càng sớm càng tốt.
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lậu dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiểu sử quan hệ tình dục của người bệnh. Sau đó chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: nhuộm màu gram âm để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn lậu.
- Nhuộm gram là một kỹ thuật sử dụng loại thuốc nhuộm đặc biệt, nhuộm các thành phần của vi khuẩn để chúng nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này thường lấy mẫu ở niệu đạo hoặc mẫu nước tiểu đầu dòng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho kết quả chính xác ở nam giới, còn ở nữ giới lại rất khó phát hiện bệnh lậu.
- Nuôi cấy vi khuẩn: Phương pháp này có độ chính xác cao giúp phát hiện vi khuẩn lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng, mặt hoặc cổ họng. Phương pháp này láy mẫu bệnh phẩm rồi nuôi cấy trong môi trường phù hợp để kiểm tra xem có sự phát triển của vi khuẩn lậu hay không. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra xem vi khuẩn lậu có kháng lại loại thuốc kháng sinh nào hay không, từ đó lựa chọn loại thuốc phù hợp. Nhược điểm của nuôi cấy vi khuẩn là vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường nên quá trình nuôi cấy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thí nghiệm mới đảm bảo được hiệu quả cao, kết quả cho ra mới chính xác Phương pháp này mất khá nhiều thời gian, khoảng từ 5 - 7 ngày.
Cách điều trị bệnh lậu
Bệnh lậu có chữa khỏi được không? Hiện nay các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lậu. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng của thuốc. Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ còn thường khuyến nghị người bệnh đăng ký chữa bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA, công nghệ này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi lên nhiều lần.
Chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Khi điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh, cần phải chọn lựa loại thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm cao, phải đáp ứng được hiệu quả điều trị, các loại thuốc kháng sinh phải không bị đề kháng bởi lậu cầu khuẩn. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh được WHO chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu.
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
- Doxycyclin 10mg, uống 2 viên/ngày, uống 7 ngày.
- Tetraxyclin 500mg, uống 4 viên/ngày, uống 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ngày, uống 7 ngày.
- Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Mỗi người bệnh sẽ có tình trạng bệnh và liều lượng thuốc dùng khác nhau, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà để tránh những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lậu cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA

Công nghệ DHA là một trong những cách điều trị bệnh lậu tiên tiến của y học hiện đại, phương pháp này có tác dụng tốt cho cả bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, thời gian điều trị được rút ngắn hơn nhiều so với dùng thuốc đơn thuần.
Lưu ý khi bị bệnh lậu
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh lậu, nếu quan hệ cho người bị lậu có thể lây cho bạn tình và làm cho tình trạng bệnh không thuyên giảm.
- Nếu nhận thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và có phác đồ điều trị phù hợp cho cả bản thân và bạn tình.
- Tuân thủ tuyệt đối lộ trình điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, và không được tự ý bỏ ngang quá trình chữa bệnh.
- Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp thúc đẩy quá trình bài tiết vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể.
Biến chứng bệnh lậu
Bệnh lậu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thẻ gây ra một số biến chứng sau: Gây ra các bệnh nam khoa và phụ khoa, Suy giảm chất lượng cuộc sống, vô sinh hiếm muộn, một số tác hại khôn lương khác nếu bệnh lây từ mẹ sang con như bị viêm mắt, mù mắt, viêm phổi và viêm da, làm gián đoạn sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuwj của trẻ,...
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh lậu ở nam và nữ. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ hotline: 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.